Một số ví dụ Không_gian_thương_(đại_số_tuyến_tính)

Cho các không gian X = R2 là mặt phẳng Đề-các chính tắc, và Y là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ trong X. Vậy không gian thương X/Y được xác định là không gian gồm tất cả các đường thẳng trong X và song song với Y. Nói cách khác, các phần tử của tập thương X/Y là các đường thẳng trong X song song với Y. Dựa vào điều này ta có thể minh họa không gian thương một cách hình học. Bằng cách thay đổi tham số các đường thẳng, không gian thương trên còn được quy ước biểu diễn là không gian của tất cả các điểm nằm trên bất kỳ một đường thẳng đi qua gốc tọa độ nhưng không song song với Y. Tương tự, không gian thương trong R3 trên một đường thẳng đi qua gốc tọa độ là tập hợp tất cả đường thẳng trong R3 song song với nó, và còn có thể được biểu diễn là không gian vectơ gồm một mặt phẳng chỉ cắt đường thẳng trên tại gốc tọa độ.

Một ví dụ khác là không gian thương của Rn bởi một không gian con được sinh bởi hệ m vectơ cơ sở chính tắc đầu tiên. Không gian Rn gồm các vectơ là bộ n số thực, được viết dưới dạng (x1,…,xn). Không gian con, ký hiệu Rm, bao gồm tất cả các bộ n số thực sao cho n−m phần tử cuối cùng của mỗi bộ đều là zero: (x1,…,xm,0,0,…,0). Hai vectơ của Rn cùng thuộc một lớp tương đương modulo không gian con trên khi và chỉ khi mỗi phần tử trong số n−m phần tử cuối của hai vectơ là giống nhau. Không gian thương Rn/ Rm vì vậy đẳng cấu với Rn−m.

Một cách tổng quát hơn, nếu V là một tổng trực tiếp hay tổng trong của hai không gian con U và W,

V = U ⊕ W {\displaystyle V=U\oplus W}

thì không gian thương V/U là đẳng cấu tự nhiên với W (Halmos 1974, Theorem 22.1)

Một ví dụ quan trọng của một không gian hàm thương là một không gian Lp.